Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Phòng ngừa dị tật thai nhi bằng loại quả thân thuộc



Mình sinh ra tại làng chuyên trồng sầu riêng tại Đăklăk, mỗi năm mùa sầu riêng đến một lần, lại lặp lại cái lịch sử ăn sầu riêng thay cơm, mình ăn hoài không chán xíu nào, mà là sầu riêng nhà nên ăn uống thoải mái, biết luôn nguồn gốc nên cứ ăn thôi không cần lo lắng.

Lúc em có em bé cũng là mùa sầu riêng lại đến, mùi thơm lừng, ngửi thấy mùi lại muốn ăn ngay lâp tức được cái dù bầu bì nhưng không hề nghén, ba mẹ mình thì ngăn không cho ăn, nói mang bầu phải kiêng sầu riêng, vì sầu riêng nóng lắm, bầu kiêng luôn cho an toàn.

Vẫn chưa biết là bầu ăn sầu riêng có thực sự nóng không mình lên mạng lùng sục thông tin, ngõ ngách tin tức về chúng, cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời " thật ra không cần phải kiêng sầu riêng, chỉ cần không nên ăn nhiều quá là được, đọc xong sướng quá chạy ngay ra vườn tìm xem có quả nào rụng không để ăn ngay để bù lại ngày tháng nhịn thèm.

Các mẹ biết không, thực ra sầu riêng rất tốt cho bà bầu. Nó là loại trái cây chứa nhiều vitamin D và rất lợi cho việc ngăn chặn khuyết tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh.

Tại sao sầu riêng lại bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật bẩm sinh

Dựa trên các nghiên cứu của các học giả cho thấy sầu riêng là một loại trái cây đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cơ thể. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho nó cái biệt danh Vua của các loại trái cây. Nó chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quý giá như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, canxi, sắt, kẽm, kali và thậm chí lượng folate trong sầu riêng cũng có hàm lượng rất lớn.

  Folate là dưỡng chất đặc biệt quan trọng với thai nhi. Nếu mẹ mang thai ăn khoảng 2 múi sầu riêng mỗi ngày, ước tính sẽ cung cấp tương đương 50% lượng folate theo nhu cầu mỗi ngày. Đây là một con số có sức mạnh để khuyến khích mẹ ăn sầu riêng trong khi mang thai đấy!

Để đảm bảo thai nhi không dị tật

Các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ Phụ sản đều khuyến khích mẹ bổ sung nhiều axit folic hơn trong cả thời gian chuẩn bị mang thai và thời kỳ thai nghén.

Khi chuẩn bị mang thai: Mẹ cần bổ sung thêm 400mg axit folic mỗi ngày.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Mẹ tiếp tục duy trì bổ sung đều đặn.

Hầu hết các mẹ không được chuẩn bị để uống bổ sung thêm viên axit folic hàng ngày bởi vì các mẹ không ý thức được tầm quan trọng của nó.

 Ngoài ra các mẹ có thể bổ sung thêm folate bằng cách ăn nhiều các loại rau lá xanh và trái cây như bông cải xanh, bầu, rau muống. Và đây là nguồn thực phẩm giàu axit folic để các mẹ thay thế cho sầu riêng trong trường hợp không chịu được mùi vị của nó:

½ chén đậu lăng nấu chín = 180 microgram axit folic

½ chén đậu bắp luộc = 134 microgram axit folic

1 chén măng tây nấu chín = 132 microgram axit folic

½ chén ớt chuông = 130 microgram axit folic

½ chén đậu đỏ = 114 microgram folic

½ chén bơ tươi = 80 microgram axit folic

1 ly nước cam tươi = 80 microgram axit folic

1 trái bắp lớn = 55 microgram axit folic

½ chén bông cải nấu chín = 52 microgram axit folic.

Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn sầu riêng

 Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc vì sẽ gây đầy bụng và cơ thể không kịp hấp thu dinh dưỡng

 Tránh ăn sầu riêng vào buổi tối, trước lúc đi ngủ

Cẩn thận khi chọn mua sầu riêng vì để làm chín sầu riêng, nhiều thương lái đã chọn cách tẩm hóa chất độc hại.

Cách phân biệt sầu riêng nhúng thuốc " chuẩn nhất"




Nhắc đến sầu riêng là mình có thể tưởng tượng được ngay cái vị thơm phảng phất, thơm ngon, béo ngậy chỉ cần nghỉ thôi là chịu hết nổi luôn. Nhà mình ở Đăklăk cứ đến mùa sầu riêng là ăn không ngừng  nghỉ, nhà mình có nguyên một vườn mỗi sáng ngủ dậy ra đến vườn là có vài quả đem vô thưởng thức đại tiệc sầu riêng, mình ăn sáng , trưa, tối lúc nào cũng có sầu riêng nhưng không hề chán.

Lúc ở nhà sầu riêng đăklak ăn là nhớ mãi , giờ đi xa cứ mỗi lúc đến mùa cũng phải gửi từ nhà lên chứ không dám mua ở đây các bạn ạ, báo đài cứ đến mùa là đăng tin liên tục sầu riêng hái non nhúng thuốc, nghe hoài giờ thành ám ảnh luôn, mặc dù rất thèm, rất muốn được thưởng thức cái mùi vị quyến rũ ấy nhưng cũng phải nhịn thèm vì sức khỏe, vì sợ ăn phải sầu không chất lượng.

Ăn sầu riêng nhiều, nhà mình lại chuyên trồng sầu riêng nên có kinh nghiệm để phân biệt được hàng sầu riêng nhúng thuốc. Mình chia sẻ để các bạn có kinh nghiệm tránh xa sầu riêng nhúng nhé.

Với sầu riêng chín tự nhiên ấn nhẹ vào cuống sẽ có cảm giác cuống ướt, thậm chí vẫn còn nhựa chảy ra và tươi, gai mới, xanh cứng, còn sầu riêng ngậm hóa chất thì ngược lại.
 


Dấu hiệu để nhận biết sầu riêng bất thường

Về gai và cuống

Nếu là sầu riêng được ép chín bằng thuốc, thông thường người ta sẽ hái quả xanh trên cây rồi mang về giấm thuốc. Do để lâu hơn nên quả hay bị héo, thối hoặc rụng gai bị bầm dập và màu sạm đi. Trong khi đó, với sầu riêng chín tự nhiên, khi dùng ngón tay ấn nhẹ vào cuống sẽ có cảm giác cuống ướt, thậm chí vẫn còn nhựa chảy ra và tươi, các gai trông cũng tươi mới, xanh cứng.

Trên bề mặt vỏ

 Với những quả có khe nứt, khi ấn tay vào, sẽ thấy thịt quả cứng như đá và tay sẽ có màu vàng như vừa sờ vào thuốc nhuộm thì là sầu riêng ngâm hóa chất. Sầu riêng chín tự nhiên có phần thịt mềm hơn.

Về múi sầu riêng

 Với sầu riêng chín tự nhiên, sẽ dễ dàng tách rời được các múi, các múi màu vàng óng, béo ngậy và thịt sầu riêng rất dẻo mịn. Ngược lại, sầu riêng chín ép bằng hóa chất rất khó để tách múi, múi màu vàng nhạt, ăn rất lạt, đồng thời thịt sầu riêng cũng bị sượng hơn.


Về mùi vị

 Sầu riêng bị ngâm hóa chất, khi chín không có mùi hương nồng đặc trưng, đôi khi không có mùi. Trái sầu riêng chín cây tự nhiên thì có hương thơm nức mũi, đi từ xa vẫn có thể ngửi thấy được.

Ngoài ra, với những quả có khe nứt, khi ấn tay vào, sẽ thấy thịt quả cứng như đá và tay sẽ có màu vàng như vừa sờ vào thuốc nhuộm thì không nên mua. Đó thường là những quả còn non hoặc bị sượng. Bên cạnh đỏ, để chọn sầu riêng ngon, thì nên chọn quả có gai nở to đều, cứng chắc và ít nhọn. Khi bóp 2 gai gần nhau lại với nhau, quả non thì gai sẽ mềm, quả già thì gai cứng.



Nếu các bạn không trồng nhiều sầu riêng chắc rất ít bạn được thưởng thức sầu riêng hạt lớn, loại này ăn là miễn chê luôn, ăn xong lấy hạt nấu ăn tiếp, người dân địa phương như mình thì chủ yếu ăn loại này, chứ sầu riêng dona hay ri6 thì mình không thích bằng.  Nói đến lại thèm rồi, chúc các bạn chọn được những quả sầu riêng ưng ý nhé.
Địa chỉ mua sầu riêng hái tận vườn

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Làm sao để ăn sau tập gym không sợ béo?




Sau buổi tập gym cơ thể bạn sẽ mất rất nhiều năng lượng, bạn sẽ cảm thấy đói và cần phải ăn ngay lập tức, vậy làm sao để không bị béo khi ăn sau buổi tập gym? Bạn lưu lại những loại thực phẩm sau để thể lực phục hồi nhanh chóng nhé.

1. Táo và bơ hạnh nhân


Một bữa ăn nhẹ với một trái táo và bơ hạnh nhân đủ sức nạp đủ lượng protein và chất xơ mà cơ thể đòi hỏi sau thời gian tập luyện vất vả.

2. Sinh tố dâu tây


Việc bổ sung thực phẩm ngay trong vòng 30 phút sau khi tập luyện là rất quan trọng bởi trong giai đoạn này, cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh chóng. Chỉ một cốc sinh tố dâu chứa thành phần chống oxy hoá cao có thể giúp bạn khôi phục lại lượng dinh dưỡng bị mất đi trong khi tập luyện.

3. Salad với thịt ức gà và quả bơ


Nếu bạn đang theo đuổi các bài tập Cardio (bài tập làm tăng nhịp tim giúp hệ thống tim mạch khỏe mạnh) thì bạn nên thử món salad với thịt ức gà, quả bơ, bắp hấp, cà chua, phô mai và dưa leo. Bơ chứa các chất béo có lợi cho hệ tim mạch, bắp chứa hàm lượng chất xơ cao và thịt gà giàu protein sẽ giúp bạn hồi phục thể lực nhanh chóng mà không sợ béo.

4. Trứng luộc, bánh mì nướng và quả bơ


Sau khi tập thể dục, điều quan trọng là phải bổ sung một bữa ăn cân bằng đạm để hồi phục cơ thể và tái tạo lại cơ bắp sau quá trình luyện tập. Vào buổi sáng, sau khi tập luyện, bạn có thể áp dụng một menu đơn giản mà vẫn đủ chất bao gồm trứng luộc, bánh mì không chứa gluten và ăn kèm quả bơ.

5. Sinh tố rau xanh


Một ly sinh tố hỗn hợp làm từ nước cốt chanh, rau bina (spinach hay còn gọi là cải bó xôi) rất giàu chất béo thực vật và sắt, protein sinh học thúc đẩy hồi phục cơ bắp. Bạn có thể rắc thêm một thìa hạt chia giúp dễ tiêu hóa. Thức uống này tiếp thêm năng lượng cho cơ thể và giải khát tức thời.

6.Sữa chua không đường với trái cây và sữa ca cao


Sữa chua rất hợp để ăn cùng với các loại trái cây như quả mâm xôi, việt quất, táo, xoài hoặc kiwi

Các loại trái cây này cung cấp hàm lượng carbohydrate và chất xơ, cùng với hương vị sôcôla của ca cao tươi đóng vai trò như một chất chống oxy hóa và bổ sung các thành phần vi lượng như magiê, có tác dụng chống lại căng thẳng và giúp cơ thể thư giãn sau những giờ luyện tập với cường độ cao.

Hạt mắc ca là gì?

- Hạt Mắcca có biệt danh là nữ hoàng của các loại hạt, là loại cây phổ biến ở nước Úc. Những người dân ở đây đã sử dụng hạt Mắc ca từ rất ...